Siêu
anh hùng phi công Nguyễn Văn Bảy và chiếc MIC 17 huyền thoại của Nga
Xô. Anh Bảy là một nhân tài học 7 ngày lên bảy lớp. Cả thế giới nghe đến
tên anh phải lắc đầu, lẽ lưỡi và ngả mũ bái phục.
Anh Bảy đã
từng lái máy bay lẫn vào trong mây, rồi tắt máy núp trong mây bình thản
kéo ba bi thuốc lào, thả khói lên trời mù mịt để đánh lạc hướng bọn giặc
lái Mỹ.
Sau đó anh mới nổ máy xông ra bắn 2 hỏa tiễn hạ hai pháo đài
bay B52 của Mỹ trong nháy mắt.
Chiếc MIC17 của anh Bảy từng bị
đạn của địch bắn thủng hơn 80 lỗ, nhưng anh Bảy đã lấy lá chuối bịt lại
và vẫn bay về căn cứ an toàn.
Thiệt là tấm gương “siêu anh hùng” đáng kính nể và học tập.
Fb Nguyễn Khoa Phước
Anh hùng Bùi Văn Thuyên - Nhét ruột vào bụng đánh Mỹ "Anh Thuyên người chiến sĩ dũng cảm và mưu trí đánh giặc tham gia trên 1.000 trận, Từ năm 1961 đến năm 1963,. .
Bùi Văn Thuyên chiến đấu ở một đơn vị bộ đội tỉnh Tây Ninh, anh đã tham gia đánh 13 trận, cùng đơn vị diệt hàng trăm tên địch. Riêng Bùi Văn Thuyên diệt 8 tên, thu 3 súng. Trong 2 năm 1969 và 1970, Bùi Văn Thuyên đã cùng đội du kích đánh hàng chục trận, diệt 260 tên địch. Riêng đồng chí diệt 71 tên Mỹ, thu 5 súng, phá hủy 4 xe quân sự. Bùi Văn Thuyên đã nhiều lần gài mìn trên đường 13 và 22, đánh sập 4 cầu, cống, diệt hàng chục tên địch.
Bùi Văn Thuyên sinh năm 1940 tại xã Thái Bình, Châu Thành, Tây Ninh trong một gia đình nông dân nghèo, năm 13 tuổi, anh đi ở đợ chăn trâu, cuộc đời cơ cực đã tạo nên đức tính kiên nhẫn, chịu khó trong con người anh. Năm 15 tuổi, thôi ở đợ, anh về sống với gia đình tiếp tục đi làm mướn để phụ giúp gia đình.
Anh Thuyên lớn lên trên quê hương có truyền thống yêu nước được giáo dục trong một gia đình có ý thức giác ngộ cách mạng. Năm 18 tuổi, anh tham gia hoạt động ở khu vực Tua 2. Đây là cứ điểm quan trọng của quân nguỵ nằm trên quốc lộ 22B cách thị xã Tây Ninh 7 km về phía Bắc. Tua 2 là nơi đóng quân của một trung đoàn nguỵ, là trại huấn luyện biệt kích và kho vũ khí dự trữ cho cả vùng.
Tổ chức giao nhiệm vụ cho anh Thuyên bằng mọi cách phải đột nhập vào Tua 2 để nắm quy luật hoạt động và cách bố phòng của bọn nguỵ tại đây. Anh suy nghĩ phải làm cách nào để vào thành Tua 2 hoạt động công khai, cuối cùng anh tìm ra lời giải đáp là làm quen với tên trung tá chỉ huy trưởng thành Tua 2. Với bản tính hiền lành anh đã chinh phục được tình cảm của hắn và được trung tá cho làm lính gac-đờ-co. Thế là anh được tự do ra vào thành Tua 2. Lợi dụng lòng tin của tên trung tá, anh Thuyên đưa 2 cán bộ của cách mạng cải trang là dân Sài Gòn đến giới thiệu với hắn là 2 người "anh ruột", xin phép được vào thành Tua 2. Được sự chấp thuận của tên trung tá, Anh Thuyên hướng dẫn 2 người "anh ruột" tham quan xung quanh Tua 2. Hai cán bộ cách mạng có điều kiện nghiên cứu kỹ tình hình và điều nghiên trận địa một lần cuối trước khi bước vào trận đánh.
Đêm 25 rạng 26/01/1960, lực lượng cách mạng nổ súng đánh Tua 2, tên trung tá thoát chết, hắn nghi ngờ và cho thám báo theo dõi anh Thuyên. Thấy nguy cơ bị lộ, ngày 03/02/1960 anh Thuyên ra vùng căn cứ. Từ đây anh trở thành chiến sĩ đơn vị C40 và được cử đi học lớp huấn luyện đặc công.
Năm 1964, anh được điều về công tác xã Thái Bình phụ trách Xã đội phó.
Giữa năm 1965, Mỹ ồ ạt đổ quân vào miền Nam và đến Tây Ninh xây dựng căn cứ quân sự ở Trảng Lớn, ngay trên địa bàn mình phụ trách. Đứng trước kẻ thù mạnh hơn mình nhiều lần về phương tiện chiến tranh, lúc đầu du kích còn ngán Mỹ, để xoá tư tưởng đó, anh Thuyên đã nghiên cứu tìm hiểu quy luật hoạt động của Mỹ và xây dựng tư tưởng quyết tâm đánh Mỹ cho toàn đội du kích. Qua trận đánh đầu tiên đội du kích do anh Thuyên chỉ huy diệt được 8 tên Mỹ.
Sau trận thắng này, huyện mời anh Thuyên về báo cáo thành tích và kinh nghiệm đánh Mỹ cho các xã bạn học tập. Từ đó, phong trào đánh Mỹ trong toàn huyện Châu Thành phát triển rầm rộ, trong đó xã Thái Bình là ngọn cờ đầu.
Ngày 19/8/1968, anh được kết nạp vào Đảng Cộng Sản Việt Nam.
Trong những năm 1969 - 1970, tình hình căng thẳng, Mỹ - nguỵ đánh phá ác liệt. Để đảm bảo cho toàn đơn vị và sẵn sàng chiến đấu, anh Thuyên phát động anh em du kích đào hầm bí mật ở khắp nơi để đánh giặc khi chúng vừa mới đặt chân vào căn cứ của cách mạng. Lúc này, điều kiện đạn dược thiếu, anh cùng với du kích nhặt những trái đạn lép của giặc về chế thành trái nổ để đánh lại chúng.
Ngày 4/10/1969, Mỹ đưa quân tấn công vào Sa Nghe, trước tình hình đó Chi bộ bàn cách đánh Mỹ, đồng thời bảo tồn được lực lượng. Anh Thuyên đề nghị rút khỏi căn cứ, chỉ để lại ít người cho dễ cơ động chiến đấu, ý kiến của anh được chi bộ tán thành. Anh Thuyên cùng với anh Chiến là du kích được ở lại chiến đấu.
Trong đó có hai trận đánh ác liệt nhất mà anh hùng Bùi Văn THuyên tham gia là trận Suối Sóc và trận Bàu Sen, theo lời kể của ông:
"Trận Suối Sóc cuối năm 1969, Hôm ấy, bọn Mỹ hành quân càn vô gần trận địa của ta, du kích xã nổ súng tiêu diệt 20 tên. Bọn chúng rút quân, nhưng tôi tính thế nào chúng cũng càn vô nữa, nên cho cơ quan xã đội và anh em rút vô cứ hết, chỉ giữ lại một cậu tiểu đội trưởng cùng mình đón giặc - Chú trả lời - Ba ngày sau, bọn Mỹ đổ cả tiểu đoàn xuống Suối Sóc. Lúc đầu pháo chúng bắn dọn đường, sau đó bọn lính đen đặc càn vô. Tiểu đội trưởng mới xáp trận đã bị thương, còn một mình chú Năm cầm chân địch. Thấy lính Mỹ bu đặc gần lùm “mắc cỡ Tây”, rồi hò nhau trèo qua, chú bấm nút điện điểm hỏa trái mìn DH10, thấy tia lửa dội trở lại. Biết là dây điện bị pháo bắn nát rồi, chú liền chụp B40 phụt một trái vô lùm mắc cỡ. Một ổ đại liên và đám lính tụm lại sau gò mối cũng bị B40 hớt gọn. Khẩu tiểu liên AK của chú Năm bắn liên tục đến đỏ nòng, đạn lên tới nòng là nổ khỏi cần bóp cò. Cơ số đạn 1300 viên cuối trận đánh còn có 7 viên. Trận đó cả tiểu đoàn lính Mỹ bị tiêu diệt gần hết, 360 tên Mỹ nằm lại trận địa."
"Tuy vậy, trận đánh ác liệt nhất là trận Bàu Sen vào tháng 4-1970. Lúc đó, địch càn vào bất ngờ, anh em đơn vị bị thương khá nhiều, lực lượng du kích xã tham gia tải thương gần hết, chỉ còn ba người. Chú Năm là xã đội trưởng, liền tổ chức thành tổ “tam tam” đánh bọn Mỹ đổ bộ. Anh Sơn dùng B40, anh Mười Quảng xài cạc-bin, riêng chú Năm Thuyên giữ cây cối cá nhân M79 với 32 viên đạn. Cả ba người cùng tiến ra ngoài với quyết tâm “không để địch vào cứ, có đánh thì ta chặn đánh vòng ngoài”. Anh Quảng đi đầu, bị đạn hy sinh ngay lúc mới chạm mặt tụi Mỹ. Chú Năm bị một trái M79 hất văng ra hơn 4 m, ngất xỉu, lúc tỉnh dậy thấy ruột lòi ra ngoài. Chú lấy tay móc mảnh đạn ra và nhét ruột vào. Một tay ôm bụng, một tay cầm M79 chú vừa lết tới thì đụng ba thằng Mỹ. Một thằng chĩa khẩu M16 thẳng ngực chú bóp cò. Viên đạn xuyên ngực chú làm vỡ phổi, xuyên thấu ra sau lưng. Cùng lúc đó, chú cũng kịp bắn trái M79 vào ba tên địch, tiêu diệt gọn. Thấy địch tràn vào, dùng đại liên bắn xé rừng, chú bắn liên tiếp 31 quả M79, ném hai quả lựu đạn, chúng mới chịu rút ra ngoài. Chú Năm Thuyên chống cây M79 làm gậy lết về cứ. Đi được vài chục mét lại xỉu vì máu ra nhiều. Chú kể: “Lúc đó ác liệt quá. Địch dùng máy bay thả bom, dùng pháo bắn nát cả khu rừng. Tui ngất đi, tỉnh dậy thấy đất đá, cành lá phủ kín người. Bị thương lúc hơn 7 giờ sáng nhưng đến 12 giờ đêm, tui lết được về nhà. Anh em dưới hầm mừng rỡ, cấp tốc đưa vào Bệnh viện K77 (bệnh viện của R trên đất Campuchia) nằm suốt 12 ngày mới tỉnh. Sau này tui mới biết mình bị đứt bảy khúc ruột, gãy ba xương sườn, phải nằm viện bốn tháng mới xuất viện”. Trận đó, chú Năm Thuyên tiêu diệt 45 lính Mỹ, được tặng thưởng Huân chương Chiến công hạng Nhì."
Anh Thuyên không ngừng gan dạ, mưu trí trong đánh Mỹ, anh còn sáng tạo trong cách đánh bọn bình định ác ôn. Ở xã Thái Bình, bọn bình định ngày đêm tổ chức càn quét cướp phá. Anh Thuyên suy nghĩ và quyết tâm phải diệt bọn bình định. Nắm được quy luật hoạt động của chúng, anh chuẩn bị 1 trái nổ có gài kíp tự động, đặt trong thùng chứa đạn đại liên của Mỹ. Anh cải trang thành nông dân vác cuốc ra ruộng, khi phát hiện xe bọn bình định đi càn, anh đặt thùng đại liên giữa đường và vào bụi cây gần đó theo dõi. Bọn giặc đến gần, phát hiện thùng đại liên cho rằng của "Việt cộng" đánh rơi, chúng quây quần bên thùng đại liên lật qua lật lại, một tiếng nổ vang trời, cả 19 tên giặc đều đền tội, từ trận thắng ấy, đồng bào trong xã vô cùng phấn khởi.
Anh Thuyên không những là người đánh giặc táo bạo, dũng cảm mưu trí mà còn là cán bộ chính trị gương mẫu. Năm 1971, Mỹ - nguỵ đánh phá ác liệt hơn, một số anh em du kích có tư tưởng dao động, anh Thuyên với tình cảm đồng đội đã giải thích động viên tinh thần chiến đấu cho anh em du kích. Qua đợt giáo dục này, toàn đội du kích đã nêu cao quyết tâm bám trụ chiến đấu. Cũng trong những năm này, đời sống của đơn vị gặp nhiều khó khăn, có những lúc nửa tháng phải ăn củ mì theo tiêu chuẩn để lót dạ. Trước tình hình đó, anh Thuyên phải cải trang vượt vành đai giặc, móc nối các cơ sở, với cách đó anh đã mang lương thực về cho đơn vị. Qua những tình cảm của anh Thuyên lo cho đơn vị, anh em du kích càng mến phục và tin yêu.
Gia đình chú có tới năm anh em là liệt sĩ, bản thân chú cũng mang trên người nhiều vết thương, chục lần đứng giữa ranh giới sống, chết. So với những năm ác liệt trước đó, trận đánh cuối cùng của quân, dân Tây Ninh tháng 4-1975 “nhẹ hều” như chú Năm nói vui. Lúc đó chủ lực của địch là sư đoàn 25 đóng tại Trảng Lớn, nghe tin Sài Gòn nguy ngập, chúng tính kéo về hỗ trợ, nhưng bị tiểu đoàn 18 và một đại đội của tiểu đoàn 14 bộ đội địa phương chặn ở Trảng Bàng, đánh cho tơi tả. Tiểu đoàn 16 bộ đội chủ lực tiến vào thị xã cũng dễ dàng đè bẹp sự chống cự yếu ớt của địch. Chỉ có tiểu đoàn 14 đánh vào Hòa Thành là vấp phải sự chống trả điên cuồng của địch, nhưng rồi cũng xong trong ngày 30-4.
Đại thắng mùa xuân năm 1975 đem lại niềm vui hạnh phúc vô bờ bến cho nhân dân cả nước, nhất là đồng bào miền Nam hơn 30 năm khắc khoải dưới gót giày ngoại xâm.
Anh Thuyên người chiến sĩ dũng cảm và mưu trí đánh giặc tham gia trên 1.000 trận, anh đã bị thương 9 lần và mang trên mình 72 vết thương nặng nhẹ, 5 năm liền là chiến sĩ thi đua, anh đã được huyện, tỉnh mời báo cáo thành tích kinh nghiệm đánh Mỹ, diệt nguỵ. Ngày 20/12/1971, Đại hội Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân được tổ chức tại Bộ chỉ huy Miền, anh Bùi Văn Thuyên được tuyên dương Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Ngày nay, anh Thuyên đã về nghỉ hưu ở ấp Chòm Dừa, xã Thái Bình, huyện Châu Thành. Một người anh hùng có nhiều thành tích như vậy, nhưng anh vẫn là một người nông dân hiền lành.
(vcnet)
**
No comments:
Post a Comment